Bài đăng Mới nhất

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011

Thanh Hóa với cái nhìn đa chiều

Ước mơ lớn của người Thanh Hóa... (*)

Xin được một lần nữa xin được trích dẫn lời của PGS - TS Ngô Đức Thịnh "...Xứ Thanh, một cách gọi dân gian chỉ tỉnh Thanh Hoá, một thực thể địa lý tự nhiên và văn hoá, khiến Pierre Pasquier, viên Toàn Quyền Đông Dương người Pháp trước kia coi Thanh Hoá không chỉ là một tỉnh mà là một Xứ (pays). Cái nhìn địa - văn hoá này đã được cha ông ta từ xa xưa thấu tỏ, do vậy, dù trải qua bao nhiêu triều đại, qua bao cuộc sát nhập và phân chia thì Xứ Thanh vẫn là Xứ Thanh, Thanh Hoá vẫn là Thanh Hoá..."
Dù cho lịch sử có thay đổi qua bao thăng trầm biến thiên, dù cho người đời có lời qua tiếng lại,dù là tiếng tốt hay là tiếng xấu...về đất và người xứ Thanh, tôi xin miễn bình luận; có lẽ lịch sử, hậu thế sẽ có những ý kiến xác đáng nhất, trung thực nhất về mảnh đất này. Tôi chỉ muốn thay đổi góc nhìn một chút về mảnh đất quê Thanh qua bài sưu tầm tạm gọi là "ước mơ của người Thanh Hóa". Dẫu có những điều hơi "ngoa", hơi "quá đáng" khi chúng ta có cái nhìn như thế về xứ Thanh; nhưng dẫu sao, "tiếng tăm" đã là thế rồi. Xin mời đón đọc

1. Thanh Hóa dưới góc nhìn của người tỉnh ngoài

Thanh Hoá "Quê ta"
Khu Bốn đuổi ra, Khu Ba đuổi vào
Bỏ chạy sang Lào, Lào không thèm nhận.
Bực mình tức giận, lập quốc gia riêng
Thủ đô thiêng liêng, là huyện Nông Cống
Quốc ca chính thống, là "dô tá dô tà"
Nông nghiệp nước nhà, toàn cây rau má.

Biển khơi lắm cá, mười mẻ một cân.
Vang tiếng xa gần, nem chua toàn lá.
Còn công nghiệp hoá, là phá đường tàu.
Đục ống dẫn dầu, cắt dây điện thoại
Thiên nhiên ưu đãi: lũ lụt triền miên.
Có nhiều nhất miền là đất pha cát.
Rừng xanh bát ngát là rặng phi lao.
Gió mát rì rào là gió Lào nóng hổi.

Công trình nổi trội, vượt cả núi non.
Có cái cầu con, gọi là cầu Bố.
Mấy cây lố nhố, thì gọi rừng thông.
Núi to bỏ ông - Gọi là núi Chẹt.
Núi bằng cái mẹt - Gọi là núi Voi.



Ai đến mà coi - Quốc gia Thanh Hoá
Công nghiệp bứt phá - Là phá đường tầu
Mục tiêu hàng hàng đầu: Luồng, lang, lạc, lá
Làm ăn khấm khá trong nhiều chữ L.

>>> Lại có người hát nữa này:

Cái cầu đơn xơ gọi là cầu Bố
Hàng cây lố nhố gọi là rừng thông
Con gái chưa chồng, đặt vòng tránh đẻ.
Thanh niên trai trẻ, lại sớm về hưu.
Làng xóm tiêu điều: Nông thôn đổi mới !
Quốc ca truyền thống “Dô tả dô tà”
'Tích cực tăng gia-Trồng tòan rau má
Dựa vào vách đá-Bắn được máy bay'
Đàn lợn thả ngày- "kinh tế hiện đại"
Mấy bà đứng đái "thuỷ lợi tưới tiêu"
Phá đường tàu nhiều, rau không kịp mọc
Trẻ con đi học, thường Nắm đuôi trâu
Tiết kiệm xăng dầu, bơi qua sông Mã......


>>> Rồi "dân chúng" lại còn quay ra bôi bác

Các cụ dân quân Thanh Hóa
“Hôm qua mưa rất to
Các cụ cởi truồng đi bắt cá rô
Cá quẫy đằng đông,
Các cụ bắt đằng Tây
Hỡi dô trên đất này
Có cụ già đi bắt cá rô

Tuổi cao chí càng cao, răng càng lung lay
Không nhai được cháy nữa rồi
Sóng vỗ vào mông,
Các cụ rụng hết cả lông
Hỡi dô trên đất này
Có cụ già ấy không có lông
Thế có tức không

Huân chương không lấy đâu
Các cụ bảo rằng thịt trâu dễ chia
Máy bay đằng Đông,
Các cụ giương súng đằng Tây
Hỡi dô trên đất này
Có cụ già bắn rơi máy bay
Hết xăng”


>>>> Thêm vào đó, họ "ghen ghét" khi Thanh Hóa có đặc sản là hò Sông Mã, họ cũng hat theo:

Mơ ước cao của “con” người Thanh hóa
“Dô tá, dô tà”
Năm nay sẽ được mùa rau má lớn
Tàu rau má, to bằng tàu lá sen
“Dô tá, dô tà”
Nhà 7 người chỉ cần xơi một lá
Là đủ no liên suốt hết cả tuần
“Dô tá, dô tà-dô khoan, dô hầy
ơi dô khoan ta dô khoan”-Thế có sướng không

Ước mơ lớn của “cháu” người Thanh hóa
“Dô tá, dô tà”
Năm sau sẽ được mùa rau má nữa
Tàu rau má, to bằng tàu lá chuối
“Dô tá, dô tà”
Nhà 7 người chỉ cần xơi một lá
Là đủ no suốt hết cả tháng ròng
“Dô tá, dô tà-dô khoan, dô hầy
ơi dô khoan ta dô khoan”-Thế đã sướng chưa



2. Dân xứ Thanh tự hào về mảnh đất của mình
(Cần phải có cái nhìn nhiều chiều hơn nữa, tích cực hơn nữa, chân thành hơn nữa để chúng ta xây dựng một Thanh Hóa giàu hơn, đẹp hơn, thân thiện hơn trong mắt bạn bè.)

Quê choa Thanh Hóa đẹp tuyệt vời,
Có dòng Sông Mã lặng lờ trôi,
Có hàng tre nhỏ bao làng xóm,
Có cánh chim câu liệng giữa trời.

Ấy thế mà!
Họ bảo choa: dân ba tỷ bảy,(Nợ NN năm 1985)
Họ bảo choa: dân cạy đường tàu,
Họ bảo choa: chỉ thích thịt trâu,
Chia cho dễ huân huy chương không thích.
Chuyện hàng ngày choa đâu có trách,
Cãi cọ tép, tôm khu nọ, khu kia.



Một dải non sông, choa đâu muốn phân chia,
Mà họ bảo choa, thích lập vương quốc mới.
Đẩy vào đẩy ra, đẩy sang Lào không nổi,
Tức giận trở về định lập quốc gia riêng.
Cuộc đấu tranh chống Mỹ thiêng liêng,
Các bô lão choa bắn rơi thần sét.
Họ lại bảo choa: súng trường đì đẹt,
Vớ giặc lái mù, lại lúc hết sạch xăng.
Họ lại bảo choa: ăn nói lăng nhăng,
Làm ăn lớn – thả rông cho lợn chạy.
Họ bảo choa: dân ba tỷ bảy,
Bởi làm ăn trông vào sáu chữ lờ
(Lợn, lúa, lang, luồng, lạc, lá)
Nhắc nợ hoài vẫn cứ làm ngơ,
Ruộng đất lắm, mà suốt đời tất bật.
Đào rau má mà làm cho tàu bị lật,
Cái cầu cỏn con thì bảo là to.
Bằng cái quạt mo mà gọi là cầu bố,
Có cái đồi thông mấy cây lố nhố,
Mà cứ khoe khoang gọi đó là rừng,
Họ nói nhiều, choa đâu dám dửng dưng,
Không có lửa thì làm sao có khói,
Họ dèm pha, cũng làm mình nhức nhối.



Tự ngẫm quê mình sao vẫn cứ nghèo xơ,
Đất tỉnh Thanh – một miền đất nên thơ.
Có biển mênh mông, trải dài theo đất nước,
Rừng bạt ngàn đến tận vùng Bá Thước.
Mỏ Crôm Cổ Định trữ lượng giàu,
Hàm Rồng hiên ngay hùng vĩ những nhịp cầu,
Vẫn kiêu hãnh vắt qua dòng sông Mã,
Sông Suối nên thơ vẫn trôi về biển cả,
Đã trở thành huyền thoại đất tỉnh Thanh,
Một dòng sông nảy lửa chiến tranh.
Vùi đáy sâu biết bao tàu bay Mỹ,
Ai đã đến đất Thanh rồi nhỉ?
Có ngỡ ngàng không?khi đến đất nơi này.
Thị xã tranh nghèo nay đã lắm đổi thay,
Một thành phố nguy nga và tráng lệ.
Du khách đổ về nhiều không đếm xuể,
Khao khát hè về nghỉ mát biển Sầm Sơn.
Ôi ! Sầm Sơn, còn đâu nữa đẹp hơn?
Trai, gái đến không muốn rời xa nữa,
Biển đẹp hiền hòa như vòng tay mẹ.
Giang rộng đón con ôm chặt vào lòng,
Đến đất Thanh rồi thấy có tuyệt vời không???

Bay có biết rằng trong lịch sử cha, ông
Dân Thanh Hoá quê choa đều làm vua cả đó
Từ Tiền Lê-Hậu Lê-đánh tan Nhà Mạc nữa
Rồi Hồ Qúi Ly-đến Minh Mạng-Gia Long
Họ Trịnh-Nguyễn quê choa cũng làm chúa 200 năm
Nhưng do dưới vua nên quê choa không tính.
Văn nhân, Đại thần quê choa nhiều vô kể
Bởi đất nhiều Rồng nên chẳng thể sống chung
Phải vào đàng trong ở cùng “đồ xứ Nghệ”
Bởi thế nên quê choa mới bị người ta chế:
"Xứ Thanh quen Cậy thế để Xứ Nghệ cậy thần"
Những đứa con xa quê, nghe chớ bần thần
Bởi bản chất của dân quê choa là vậy đó.
Yêu nước, cần cù và cũng rất Trung Quân
Hãy nhớ đất mẹ nghèo nuôi thân mình khôn lớn,
Và phải biết mẹ trải quá nhiều đau đớn.
Vất vả và khổ rồi nên càng lớn, càng yêu,
Ta yêu tổ quốc Việt Nam bao nhiêu,
Càng tự hào nhiều vì mình Quê Thanh Hóa.