Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

BÁO CÁO TỔNG HỢP Ý KIẾN THẢO LUẬN MÔN NGỮ VĂN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THANH HÓA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BÁO CÁO TỔNG HỢP Ý KIẾN THẢO LUẬN MÔN NGỮ VĂN


Buổi chiều, Sở GD&ĐT đã tổ chức cho giáo viên các bộ môn tham gia dự giờ tại một 4 trường ở địa bàn TP Thanh Hóa. Môn Ngữ văn tham gia dự giờ đ/c Trịnh Thị Nguyên, GV trường THCS Cù Chính Lan, TP Thanh Hóa. Sau khi dự giờ, GV được nghe báo cáo về công tác chỉ đạo đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH của nhà trường do đ/c Hiệu trưởng trình bày.
- Sau khi dự giờ và nghe báo cáo, các đ/c giáo viên được trực tiếp trao đổi về công tác chỉ đạo, đổi mới KTĐG, đổi mới PPDH với trường sở tại. Có 3 ý kiến đã được trình bày, nhìn chung đều đánh giá cao sự chuẩn bị và tinh thần đón tiếp của trường sở tại, bên cạnh đó là chia sẻ những kinh nghiệm về quản lí hoạt động chuyên môn, kinh nghiệm về xã hội hóa giáo dục của nhà trường. Nhìn chung, buổi trao đổi diễn ra trong không khí học hỏi, thân thiện, cởi mở.
Sáng ngày 28/11, các môn tham gia hội thảo sinh hoạt riêng theo môn. Trong buổi sáng, với không khí xây dựng, trao đổi thẳng thắn, chân tình và cầu thị, các đ/c cốt cán môn Ngữ văn đã nhận xét, trao đổi thẳng thắn về giờ dạy của đ/c Trịnh Thị Nguyên.
- Trong buổi sáng đã có 14 ý kiến trao đổi của các đ/c cốt cán đại diện các phòng GD&ĐT về giờ dạy của đ/c Trịnh Thị Nguyên, giờ Hướng dẫn đọc thêm bài "Con hổ có nghĩa". Nhìn chung, các ý kiến đều công nhận đây là một giờ dạy chững chạc, có nhiều điều để học hỏi như: đảm bảo chuẩn và vượt chuẩn , GV làm việc nhiệt tình, phát huy được tính tích cực của HS, đảm bảo tính dân chủ trong giờ học, thông qua tiết dạy đã làm rõ được đặc trưng thể loại, mạnh dạn vận dụng CNTT. Có thể nói đây không phải là giờ dạy mẫu nhưng cũng đã phản ánh rất đúng tinh thần lao động hăng say, nhiệt tình của cô và trò trường THCS Cù Chính Lan.
- Tuy nhiên, bên cạnh đó giờ dạy cũng đã bộc lộ một số hạn chế và đã được các đ/c GV thẳng thắn trao đổi, cụ thể:
+ Giờ dạy còn nặng tính hàn lâm, nhiều thao tác cồng kềnh, dềnh dàng khiến giờ học rơi vào không khí nặng nề, chưa lắng sâu sự xúc động cho HS do GV chưa khai thác được các tình huống, các chi tiết nhạy cảm, chưa có yếu tố giảng bình ở những chi tiết như: sự khao khát có được đứa con, sự nỗ lực tìm kiếm hạnh phúc của vợ chồng hổ, cảm giác sợ hãi của bà đỡ Trần khi bị hổ cõng trên lưng, kinh nghiệm bà đỡ Trần khi bà mang lại hạnh phúc cho vợ chồng hổ, cách hổ trả ơn bà đỡ Trần…; hoặc cũng chưa khai thác được một số chi tiết như: bác tiều phải uống rượu say, trèo lên cây cao, rồi phải hô to gọi hổ… Đây là những chi tiết nhỏ nhưng có thể khai thác nó để đưa ra những lời bình khắc sâu kiến thức, để lại dư âm cho HS, đồng thời có thể dựa vào đó để giáo dục kĩ năng sống cho HS.
+ Về việc chuẩn bị bài của HS: HS phải được hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà, GV tạo điều kiện cho HS trình bày ý kiến của mình trên lớp, GV tổng kết lại, bình giảng những điểm nhấn, cần có cả những khoảng lặng trong giờ học để HS suy ngẫm, tạo ra cho HS những dư âm… mở rộng ra những tình huống thực tế cuộc sống để giáo dục kĩ năng sống cho HS… GV chưa làm được điều này hoặc chưa kiểm soát được việc chuẩn bị bài ở nhà của HS nên bài học có nhiều tình huống còn gượng, chưa có dư âm, lắng đọng.
+ Về việc UDCNTT: GV sử dụng nhiều và hơi rối, cụ thể phần giới thiệu tác giả không cần thiết phải đưa lên máy chiếu bởi SGK đã giới thiệu rồi, các câu hỏi, các nội dung không nên trình chiếu trên màn hình mà nên thể hiện trên bảng đen.
+ Hệ thống câu hỏi: GV hỏi quá nhiều câu tái hiện, tuy nhiên chưa có câu hỏi sáng tạo.
+ Hoạt động nhóm: Tổ chức chưa có hiệu quả và còn mang tính hình thức, gây phản cảm, nhóm chỉ thực hiện khi cá nhân HS không thể giải quyết được tình huống phức tạp, cần phải có sự hợp tác, chia sẻ, thống nhất.
+ Phần liên hệ: Có điểm tốt, điểm đáng yêu tuy nhiên cần mở rộng thêm về các biểu hiện của lòng biết ơn.
Trên cơ sở những nhận xét, đánh giá, đ/c Trịnh Trọng Nam đã đưa ra một số quan điểm chỉ đạo như sau:
1. Phải dạy văn bản đúng đặc trưng thể loại (VD: bám vào tình huống, chi tiết trong văn bản tự sự).
2. Dạy theo nguyên tắc tích hợp: tích hợp dọc, ngang, kĩ năng sống v.v…
3. Phần HDĐT: Vận dụng linh hoạt các PP/KTDH, không tuyệt đối hóa các PP/KTDH, các phương tiện DH.
- Việc sử dụng CNTT không được lạm dụng. Việc sử dụng CNTT chủ yếu chỉ sử dụng trong phân môn Tiếng Việt, TLV, hạn chế sử dụng trong giờ đọc hiểu các tác phẩm trữ tình. Cần có kế hoạch của GV, thống nhất trong tổ, trong trường.
4. Dạy học theo nhóm: không được tùy tiện, chỉ sử dụng khi có tình huống có vấn đề.
5. Hệ thống câu hỏi: Phải lựa chọn cách hỏi để phát huy tính tích cực của HS, có thể có những câu hỏi mà GV chưa cần trả lời ngay, để cho HS có những vấn đề để các em phải suy nghĩ.
6. Lời bình: Bài giảng Ngữ văn phải có lời bình. Bình cho hay, cho thật cô đọng, sử dụng ngay từ đầu, trong các tình huống của giờ học…
7. Ghi bảng: nhất định trong giờ giảng phải ghi bảng. ít nhất phải có sườn đại cương. Trình bày một cách rõ ràng, khoa học. Không tham ghi bảng.
Chiều ngày 28/11, tổ Ngữ văn đã nghe các báo cáo tham luận về đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH. Tất cả có 4 tham luận được trình bày. Sau mỗi phần trình bày đều có ý kiến nhận xét, rút kinh nghiệm, trao đổi bổ sung. Nhìn chung các ý kiến đều đồng thống nhất với quan điểm chỉ đạo hoặc những việc làm cụ thể mà GV đã trình bày. Cả tổ đã thống nhất một số nội dung trao đổi như:
- Việc ra đề mở cho HS là một vấn đề cần quan tâm. Tuy nhiên, chưa có ý kiến về việc xây dựng cấu trúc đề.
- Lệnh trong đề phải rõ ràng, tránh mập mờ.
- Nên thay việc kiểm tra bài cũ bằng hoạt động khởi động, gắn kết nội dung bài học lại với nhau trước khi học bài mới.
- Đề nghị các trường phải lập kế hoạch đổi mới KTĐG, bám vào chuẩn KT-KN, chương trình. Các kế hoạch phải được thống nhất từ GV, tổ bộ môn, nhà trường.
Trên cơ sở những nhận xét, đánh giá, đ/c Trịnh Trọng Nam đã đưa ra một số quan điểm chỉ đạo như sau:
- Việc KTĐG phải theo sự hướng dẫn của Bộ và được vận dụng một cách linh hoạt.
- Phải quan tâm đến cấu trúc đề thi, có trắc nghiệm ở phần VH sử, TV, TLV với tỉ lệ không quá 30%.
- Khâu chấm chữa bài phải thực hiện nghiêm túc. Tiết trả bài phải soạn đầy đủ. Lời phê phải thể hiện sự trân trọng HS.
- Quan tâm đến hệ thống câu hỏi trong quá trình kiểm tra. Cần khuyến khích những học sinh mạnh dạn phát biểu, hỏi lại GV. Trong môn Ngữ văn, hệ thống câu hỏi phải thể hiện được đặc trưng thể loại.
- Việc đổi mới không phải là việc lật tung, làm xáo trộn. Việc đổi mới trước hết thể hiện ở không khí học tập dân chủ, tích cực, tránh cung cấp thông tin một chiều.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét