Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

BÁO CÁO TỔNG HỢP Ý KIẾN THẢO LUẬN MÔN NGỮ VĂN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THANH HÓA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BÁO CÁO TỔNG HỢP Ý KIẾN THẢO LUẬN MÔN NGỮ VĂN


Buổi chiều, Sở GD&ĐT đã tổ chức cho giáo viên các bộ môn tham gia dự giờ tại một 4 trường ở địa bàn TP Thanh Hóa. Môn Ngữ văn tham gia dự giờ đ/c Trịnh Thị Nguyên, GV trường THCS Cù Chính Lan, TP Thanh Hóa. Sau khi dự giờ, GV được nghe báo cáo về công tác chỉ đạo đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH của nhà trường do đ/c Hiệu trưởng trình bày.
- Sau khi dự giờ và nghe báo cáo, các đ/c giáo viên được trực tiếp trao đổi về công tác chỉ đạo, đổi mới KTĐG, đổi mới PPDH với trường sở tại. Có 3 ý kiến đã được trình bày, nhìn chung đều đánh giá cao sự chuẩn bị và tinh thần đón tiếp của trường sở tại, bên cạnh đó là chia sẻ những kinh nghiệm về quản lí hoạt động chuyên môn, kinh nghiệm về xã hội hóa giáo dục của nhà trường. Nhìn chung, buổi trao đổi diễn ra trong không khí học hỏi, thân thiện, cởi mở.
Sáng ngày 28/11, các môn tham gia hội thảo sinh hoạt riêng theo môn. Trong buổi sáng, với không khí xây dựng, trao đổi thẳng thắn, chân tình và cầu thị, các đ/c cốt cán môn Ngữ văn đã nhận xét, trao đổi thẳng thắn về giờ dạy của đ/c Trịnh Thị Nguyên.
- Trong buổi sáng đã có 14 ý kiến trao đổi của các đ/c cốt cán đại diện các phòng GD&ĐT về giờ dạy của đ/c Trịnh Thị Nguyên, giờ Hướng dẫn đọc thêm bài "Con hổ có nghĩa". Nhìn chung, các ý kiến đều công nhận đây là một giờ dạy chững chạc, có nhiều điều để học hỏi như: đảm bảo chuẩn và vượt chuẩn , GV làm việc nhiệt tình, phát huy được tính tích cực của HS, đảm bảo tính dân chủ trong giờ học, thông qua tiết dạy đã làm rõ được đặc trưng thể loại, mạnh dạn vận dụng CNTT. Có thể nói đây không phải là giờ dạy mẫu nhưng cũng đã phản ánh rất đúng tinh thần lao động hăng say, nhiệt tình của cô và trò trường THCS Cù Chính Lan.
- Tuy nhiên, bên cạnh đó giờ dạy cũng đã bộc lộ một số hạn chế và đã được các đ/c GV thẳng thắn trao đổi, cụ thể:
+ Giờ dạy còn nặng tính hàn lâm, nhiều thao tác cồng kềnh, dềnh dàng khiến giờ học rơi vào không khí nặng nề, chưa lắng sâu sự xúc động cho HS do GV chưa khai thác được các tình huống, các chi tiết nhạy cảm, chưa có yếu tố giảng bình ở những chi tiết như: sự khao khát có được đứa con, sự nỗ lực tìm kiếm hạnh phúc của vợ chồng hổ, cảm giác sợ hãi của bà đỡ Trần khi bị hổ cõng trên lưng, kinh nghiệm bà đỡ Trần khi bà mang lại hạnh phúc cho vợ chồng hổ, cách hổ trả ơn bà đỡ Trần…; hoặc cũng chưa khai thác được một số chi tiết như: bác tiều phải uống rượu say, trèo lên cây cao, rồi phải hô to gọi hổ… Đây là những chi tiết nhỏ nhưng có thể khai thác nó để đưa ra những lời bình khắc sâu kiến thức, để lại dư âm cho HS, đồng thời có thể dựa vào đó để giáo dục kĩ năng sống cho HS.
+ Về việc chuẩn bị bài của HS: HS phải được hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà, GV tạo điều kiện cho HS trình bày ý kiến của mình trên lớp, GV tổng kết lại, bình giảng những điểm nhấn, cần có cả những khoảng lặng trong giờ học để HS suy ngẫm, tạo ra cho HS những dư âm… mở rộng ra những tình huống thực tế cuộc sống để giáo dục kĩ năng sống cho HS… GV chưa làm được điều này hoặc chưa kiểm soát được việc chuẩn bị bài ở nhà của HS nên bài học có nhiều tình huống còn gượng, chưa có dư âm, lắng đọng.
+ Về việc UDCNTT: GV sử dụng nhiều và hơi rối, cụ thể phần giới thiệu tác giả không cần thiết phải đưa lên máy chiếu bởi SGK đã giới thiệu rồi, các câu hỏi, các nội dung không nên trình chiếu trên màn hình mà nên thể hiện trên bảng đen.
+ Hệ thống câu hỏi: GV hỏi quá nhiều câu tái hiện, tuy nhiên chưa có câu hỏi sáng tạo.
+ Hoạt động nhóm: Tổ chức chưa có hiệu quả và còn mang tính hình thức, gây phản cảm, nhóm chỉ thực hiện khi cá nhân HS không thể giải quyết được tình huống phức tạp, cần phải có sự hợp tác, chia sẻ, thống nhất.
+ Phần liên hệ: Có điểm tốt, điểm đáng yêu tuy nhiên cần mở rộng thêm về các biểu hiện của lòng biết ơn.
Trên cơ sở những nhận xét, đánh giá, đ/c Trịnh Trọng Nam đã đưa ra một số quan điểm chỉ đạo như sau:
1. Phải dạy văn bản đúng đặc trưng thể loại (VD: bám vào tình huống, chi tiết trong văn bản tự sự).
2. Dạy theo nguyên tắc tích hợp: tích hợp dọc, ngang, kĩ năng sống v.v…
3. Phần HDĐT: Vận dụng linh hoạt các PP/KTDH, không tuyệt đối hóa các PP/KTDH, các phương tiện DH.
- Việc sử dụng CNTT không được lạm dụng. Việc sử dụng CNTT chủ yếu chỉ sử dụng trong phân môn Tiếng Việt, TLV, hạn chế sử dụng trong giờ đọc hiểu các tác phẩm trữ tình. Cần có kế hoạch của GV, thống nhất trong tổ, trong trường.
4. Dạy học theo nhóm: không được tùy tiện, chỉ sử dụng khi có tình huống có vấn đề.
5. Hệ thống câu hỏi: Phải lựa chọn cách hỏi để phát huy tính tích cực của HS, có thể có những câu hỏi mà GV chưa cần trả lời ngay, để cho HS có những vấn đề để các em phải suy nghĩ.
6. Lời bình: Bài giảng Ngữ văn phải có lời bình. Bình cho hay, cho thật cô đọng, sử dụng ngay từ đầu, trong các tình huống của giờ học…
7. Ghi bảng: nhất định trong giờ giảng phải ghi bảng. ít nhất phải có sườn đại cương. Trình bày một cách rõ ràng, khoa học. Không tham ghi bảng.
Chiều ngày 28/11, tổ Ngữ văn đã nghe các báo cáo tham luận về đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH. Tất cả có 4 tham luận được trình bày. Sau mỗi phần trình bày đều có ý kiến nhận xét, rút kinh nghiệm, trao đổi bổ sung. Nhìn chung các ý kiến đều đồng thống nhất với quan điểm chỉ đạo hoặc những việc làm cụ thể mà GV đã trình bày. Cả tổ đã thống nhất một số nội dung trao đổi như:
- Việc ra đề mở cho HS là một vấn đề cần quan tâm. Tuy nhiên, chưa có ý kiến về việc xây dựng cấu trúc đề.
- Lệnh trong đề phải rõ ràng, tránh mập mờ.
- Nên thay việc kiểm tra bài cũ bằng hoạt động khởi động, gắn kết nội dung bài học lại với nhau trước khi học bài mới.
- Đề nghị các trường phải lập kế hoạch đổi mới KTĐG, bám vào chuẩn KT-KN, chương trình. Các kế hoạch phải được thống nhất từ GV, tổ bộ môn, nhà trường.
Trên cơ sở những nhận xét, đánh giá, đ/c Trịnh Trọng Nam đã đưa ra một số quan điểm chỉ đạo như sau:
- Việc KTĐG phải theo sự hướng dẫn của Bộ và được vận dụng một cách linh hoạt.
- Phải quan tâm đến cấu trúc đề thi, có trắc nghiệm ở phần VH sử, TV, TLV với tỉ lệ không quá 30%.
- Khâu chấm chữa bài phải thực hiện nghiêm túc. Tiết trả bài phải soạn đầy đủ. Lời phê phải thể hiện sự trân trọng HS.
- Quan tâm đến hệ thống câu hỏi trong quá trình kiểm tra. Cần khuyến khích những học sinh mạnh dạn phát biểu, hỏi lại GV. Trong môn Ngữ văn, hệ thống câu hỏi phải thể hiện được đặc trưng thể loại.
- Việc đổi mới không phải là việc lật tung, làm xáo trộn. Việc đổi mới trước hết thể hiện ở không khí học tập dân chủ, tích cực, tránh cung cấp thông tin một chiều.



Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

Các kỹ thuật dạy học tích cực

Miriam Feinberg

1) “Làm thế nào để …”
Học sinh mô tả giải pháp cho một vấn đề nào đó. Quá trình này giúp các em bình tĩnh tổ chức các bước nhằm đạt được một mục đích gì đó, phân tích quan hệ giữa các bước và bắt đầu đánh giá phê phán cách trình bày của chính mình. Phương pháp này có thể áp dụng với môn toán, khoa học cũng như kỹ năng viết và kỹ thuật.

2) Báo cáo một phút
Cho các em có cơ hội tổng kết lại những gì đã học trong các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. Qua đó, các em có cơ hội tổng kết kiến thức và đặt những câu hỏi chưa được trả lời. Trước hoặc cuối buổi học (thậm chí giữa buổi học), cho các em vài phút để trả lời các câu hỏi sau trên giấy: Điều quan trọng nhất các em học đuợc hôm nay là gì? Theo các em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp? Các câu hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau, các câu hỏi cũng như các câu trả lời các em đưa ra củng cố quá trình học tập của các em và cho bạn thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào.

3) Bài tập suy nghĩ nhanh theo nhóm (động não theo nhóm)
Giáo viên đặt một câu hỏi và gợi ý chủ đề thảo luận. Trong quá trình thảo luận, một ai đó (có thể là giáo viên hoặc học sinh) viết lên bảng các ý kiến đã được trình bày. Các ý kiến này có thể sẽ trở thành chủ đề thảo luận tiếp sau đó, chủ đề cho các bài tập, các vấn đề học sinh cần hỗ trợ hoặc thậm chí các điểm quan trọng để đưa vào phần đánh giá sau này.

4) Chúng em biết 3 (Làm việc theo nhóm 3 học sinh)
Các học sinh lập thành nhóm 3 người, và trong 10 phút thảo luận những gì các em biết về chủ đề này. Sau đó, các em chọn 3 điểm để trình bày với cả lớp. Mỗi nhóm sẽ cử một em lên trình bày về 3 điểm nói trên.

5) Hỏi và trả lời
Học sinh lần lượt đặt câu hỏi liên quan đến một chủ đề nào đó. Một em (hoặc một giáo viên) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi. Học sinh này sẽ gọi một bạn khác lên trả lời câu hỏi đó. Học sinh thứ hai lại đặt tiếp một câu hỏi nữa. Học sinh này sẽ tiếp tục quá trình hỏi và trả lời với các bạn cùng lớp cho đến khi giáo viên quyết định dừng hoạt động này lại.

6) Đặt câu hỏi tích cực
Cuối buổi học, hoặc trước khi nghỉ ăn trưa, yêu cầu các em học sinh viết và nộp lại bất kỳ câu hỏi nào do các em nghĩ ra. Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ là phần mở đầu cho giờ học tiếp theo. Kỹ năng này có thể được sử dụng để đánh giá kiến thức của học sinh và khiến các em tập trung nghe hơn. Kỹ năng này cũng là một cách để ôn lại chương trình học trước khi tiếp tục.

7) Tranh luận:
Hình thức tranh luận có thể là chính thức hoặc không chính thức, cá nhân hoặc theo nhóm, chấm điểm hoặc không chấm điểm. Hình thức này cho phép các em học sinh đưa ra quan điểm riêng và thu thập dữ liệu, lôgic để chứng minh cho quan điểm đó. Các em cũng có thêm kinh nghiệm với cách trình bày miệng. Giáo viên có thể yêu cầu các em trình bày quan điểm riêng về một vấn đề nào đó rồi đề nghị các em lập luận để tranh luận với nhóm có quan điểm đối lập.

8) Suy nghĩ - Thảo luận cặp đôi– Chia sẻ
Học sinh nhận nhiệm vụ là trả lời một câu hỏi hoặc giải một bài toán, hoặc lấy một ví dụ v.v…. Mỗi em sẽ thực hiện nhiệm vụ này một mình trong 2-5 phút (suy nghĩ). Sau đó, các em sẽ thảo luận những ý tưởng của mình với một bạn khác ngồi gần đó trong 3-5 phút (thảo luận 2 người). Sau đó, các nhóm 2 người này trình bày ý kiến của mình với cả lớp (chia sẻ).

9) Nhóm nhỏ
Các nhóm này có thể là chính thức hoặc không chính thức, chấm điểm hoặc không, trong khoảng thời gian ngắn hoặc dài. Nhìn chung, giáo viên chia các em học sinh thành các nhóm từ 3 đến 6 em, cả nam lẫn nữ. Các em chọn là một trưởng nhóm và một thư ký. Các em được giao một nhiệm vụ để cùng nhau thực hiện. Đôi khi, để phục vụ cho các hoạt động của nhóm, các em có thể được yêu cầu phải chuẩn bị trước (đọc tài liệu hoặc làm bài tập về nhà). Nhóm sẽ đưa ra một câu trả lời, một bài viêt hoặc một sáng kiến chung của cả nhóm.

10) Hỏi Chuyên gia
Một nhóm học sinh đóng vai là một ban chuyên gia về một chủ đề nhất định. Các em khác đặt câu hỏi cho các chuyên gia về chủ đề đó để các chuyên gia giải đáp. Một em (hoặc giáo viên) là trưởng nhóm, mời các bạn đặt câu hỏi rồi mời chuyên gia trả lời.

11) Đóng vai
Giáo viên đặt ra một tình huống thật hoặc tưởng tượng, trong đó có nhiều nhân vật/vai khác nhau. Học sinh được khuyến khích nghiên cứu những tình huống đó với các nhân vật khác nhau rồi ứng biến các phản ứng của nhân vật cho các bạn cùng lớp theo dõi.

12) Bản đồ Tư duy
Kỹ năng này có nghĩa là viết một ý tưởng chính ở giữa rồi nghĩ ra các ý tưởng mới có liên quan xoay quanh ý tưởng trung tâm nói trên. Bằng cách tập trung vào các ý tưởng chính viết bằng ngôn ngữ của mình, rồi sau đó phát triển các nhánh và mối liên hệ giữa các ý tưởng này, bạn đang lập bản đồ kiến thức theo cách sẽ giúp bạn hiểu và nhớ thông tin mới.

13) Hoàn tất một nhiệm vụ
Giáo viên đưa ra một câu chuyện/vấn đề mới chỉ được giải quyết một phần rồi yêu cầu học sinh hoàn tất. Cần hướng dẫn các em cẩn thận và cụ thể để các em hiểu được vai và các trách nhiệm của mình. Đây là một hoạt động tốt giúp các em đọc lại những tài liệu đã học trên lớp hoặc đọc các tài liệu theo yêu cầu của giáo viên.

14) Một kế hoạch của nhóm
Một nhóm thảo luận để trả lời một câu hỏi hoặc thực hiện một nhiệm vụ do giáo viên giao cho. Phần việc của các em phải làm cần đáp ứng được những câu hỏi như:
a) Nhóm của các em cần và muốn biết gì về chủ đề này?
b) Các em cần đặt những câu hỏi gì để có được thông tin?
c) Các em cần đi đến đâu để có được thông tin?
d) Ai có thể giúp các em lấy được thông tin?
e) Các em phân công công việc cho các thành viên của nhóm như thế nào để lấy thông tin?
f) Những thông tin mới sẽ giúp các em như thế nào trong việc lập kế hoạch để có ích cho xã hội?
Một thư ký của nhóm sẽ ghi lại câu trả lời của cả nhóm và chia sẻ thông tin với cả lớp.

15) Biểu đạt sáng tạo
Một nhóm học sinh sẽ chọn một cách sáng tạo để trình bày thông tin về một bài học nhất định. Phương pháp có thể là kể một câu chuyện, diễn kịch, hát, chơi trò chơi hoặc làm áp phích. Chủ yếu là các em trong nhóm sẽ tự lựa chọn hình thức phù hợp, nhưng đôi khi giáo viên cũng có thể chỉ định một hình thức nào đó. Các thành viên trong nhóm cần được tự do chuẩn bị phần trình bày theo cách riêng của mình, không cần quá nhiều chỉ dẫn của giáo viên. Kỹ năng này sẽ có tác dụng nhất với các nhóm nhỏ.

16) Bài tập tình huống

Là một hình thức nghiên cứu định tính mô tả. Bài tập tình huống tập trung vào 1 cá nhân hoặc 1 nhóm người tham gia, rút ra kết luận chỉ về cá nhân đó hay nhóm người đó và chỉ trong 1 hoàn cảnh cụ thể nào đó. Loại hình nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra một hiểu biết đầy đủ nhất về 1 sự kiện hoặc 1 tình huống nhất định. Sự hiểu biết toàn diện này là kết quả của 1 quá trình bao gồm những mô tả sâu rộng về 1 thực thể đang được xem xét và đánh giá. Các hoàn cảnh trong đó thực thể đó tồn tại đặc điểm của những người tham gia và bản chất của cộng đồng xung quanh. Bài tập tình huống thường được lựa chọn khi nhà nghiên cứu không kiểm soát nhiều đối với các sự kiện và khi có trọng tâm trong khuôn khổ 1 bối cảnh thực tế nào đó. Các bài tập tình huống thường được coi là có thể hoán đổi với ngành dân tộc học, nghiên cứu thực địa và quan sát của người tham gia. Bài tập tình huống diễn ra trong một khung cảnh tự nhiên (ví dụ như ở một lớp học, trong khu phố hoặc ở nhà riêng) và cố gắng đạt được một cách hiểu tổng hợp hơn đối với 1 sự kiện hoặc 1 tình huống đang nghiên cứu. Các lĩnh vực xã hội học và nhân chủng học được coi là những ngành đưa ra những khái niệm đầu tiên về bài tập tình huống. Phương pháp nghiên cứu này hàm chứa ý tưởng rằng học sinh có thể học lẫn nhau bằng cách giao thiệp và trao đổi ý kiến với nhau, đưa ra 1 quan điểm nào đó rồi đặt dấu hỏi đối với quan điểm đó, lật đi lật lại vấn đề sao cho các em có thể suy ngẫm về những điều các em nghe thấy và dần dần điều chỉnh những gì các em nói. Tóm lại, học sinh có thể làm chủ quá trình học tập bằng cách đặt câu hỏi và chịu trách nhiệm về nghiên cứu.


*17) Viết tích cực
Kỹ năng này cho các em có cơ hội nghĩ và xử lý thông tin. Ví dụ, ngoài hình thức báo cáo một phút, giáo viên có thể đặt một câu hỏi, rồi cho các em thời gian tự do viết câu trả lời dài bao nhiêu tuỳ thích. Các em cũng có thể viết tự do về các chủ đề trong khoảng thời gian nhất định. Kỹ năng này có thể được sử dụng để tóm tắt hoặc tổng kết lại các tài liệu đã học trên lớp.

*18) Lưu giữ nhật ký
Học sinh được yêu cầu lưu nhật ký theo thời hạn nhất định (viết tay hoặc dùng máy tính, trên lớp hoặc ngoài giờ hoc). Một lần ghi nhật ký, cần phải ghi rõ, ngày tháng năm và câu trả lời cá nhân cho một câu hỏi, hoặc quan sát riêng của mình. Đôi khi, nếu muốn, các em có thể đọc lại nhật ký của mình.

* Sự khác biệt giữa Viết tích cực và Lưu giữ nhật ký là Viết tích cực phục vụ cho việc thực hiện yêu cầu của giáo viên, trả lời câu hỏi hoặc viết về một chủ đề nhất định. Nhật ký thường được viết về các chủ đề do các em tự chọn. Viết tích cực thường được thực hiện trên lớp, còn Lưu giữ nhật ký có thể được thực hiện hoặc trên lớp hoặc ở nhà.

Nền giáo dục phải tạo ra HS dám tự tìm chân lý

Từ bài học của Phần Lan, một quốc gia nhỏ bé ở Bắc Âu từng phải đối mặt với những khó khăn tương tự VN, tác giả Phan Đình Diệu cho rằng chúng ta phải xây dựng một nền giáo dục bình đẳng, vì con người, đào tạo ra những HS có năng lực tư duy độc lập, dám và biết tự mình đi tìm lấy chân lý.
Triết lý giáo dục: bình đẳng, vì con người


Những năm gần đây, thực tiễn phát triển đất nước ngày càng đòi hỏi nhiều chất lượng cao hơn của giáo dục, nên các vấn đề giáo dục ngày càng “nóng” hơn, và đã được xã hội quan tâm nhiều hơn. Có lẽ đây đã là thời điểm thích hợp để bình tĩnh ngồi lại để nghiền ngẫm và cân nhắc mọi ý kiến đóng góp, đề xuất để thực sự rút ra được những kết luận cần thiết cho những vấn đề của nền giáo dục hiện nay.
Những vấn đề chung về triết lý giáo dục, về quan điểm, mục tiêu của giáo dục, tuy theo một cách hiểu nào đó, có thể không liên quan trực tiếp đến những giải pháp cho những vấn đề trước mắt, nhưng nếu thiếu sự chỉ đạo của một triết lý chung có tính chất bao trùm như vậy thì việc đi tìm những giải pháp cho các vấn đề cụ thể sẽ dễ sa vào tính lẻ tẻ, chắp vá, thiếu nhất quán. Cho nên, dầu có thể chưa sớm đạt được sự thống nhất hoàn toàn, tôi vẫn nghĩ rằng tiếp tục tranh luận để đi đến xác định được một nội dung đồng thuận về mục tiêu giáo dục là hết sức cần thiết.
Riêng tôi, tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả Nguyên Ngọc khi anh phát biểu rằng cần phải thiết lập một nền giáo dục thích hợp với thời đại ngày nay (1), dựa trên một triết lý cơ bản về giáo dục, lấy mục tiêu là đào tạo nên những con người tự do, có năng lực tư duy độc lập, giàu khả năng và ý chí sáng tạo, dám và biết tự mình đi tìm lấy chân lý, và sống và làm việc theo chân lý mình đã chọn, chịu trách nhiệm về sự lựa chọn ấy.
Sự thống nhất của xã hội sẽ là sự thống nhất của những con người tự do, đầy trách nhiệm với chính mình và với xã hội, đầy tự chủ và sáng tạo như vậy. Và, để tạo nên những con người tự do với các phẩm chất như thế, trách nhiệm của xã hội là phải kiến tạo một nền giáo dục thật sự bình đẳng và công bằng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự học tập của mọi công dân.
Từ triết lý cơ bản đó mà tìm ra phương hướng giải quyết mọi vấn đề cụ thể khác, về tổ chức hệ thống giáo dục quốc dân, về qui định và hiện đại hoá các chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, về phân bổ ngân sách cho giáo dục, về quản lý và điều hành sự phát triển của nền giáo dục...
Tôi rất có ấn tượng với cách làm và những thành quả đã đạt được của nền giáo dục Phần Lan, một đất nước không lớn ở Bắc Âu. Phần Lan có hoàn cảnh tương đối gần với ta, đã từng có những khó khăn bên trong, bên ngoài giống ta, vốn cũng xuất phát từ tình trạng một nước nông nghiệp, nhưng nhờ chú trọng phát triển một nền giáo dục bình đẳng và vì con người một cách độc đáo mà chỉ qua mấy thập niên cuối thế kỷ 20 đã nhanh chóng vươn lên đứng vào hàng đầu các nước công nghiệp phát triển. Riêng về giáo dục, qua ba kỳ thi vừa qua của PISA đã gần như liên tục đứng đầu một cách tuyệt đối trong số hàng chục nước dự thi trên khắp thế giới, trong đó có tất cả các nước công nghiệp phát triển (2).
Tinh giản chương trình để bớt “ngồi nhầm lớp”

Giáo dục thì chỉ mới đề cập đến những nguyên lý chung, những yêu cầu cơ bản đối với sản phẩm của nền giáo dục, còn thể hiện những nguyên lý chung đó thành ra chương trình, nội dung dạy và học như thế nào thì còn là một khối công việc khổng lồ, đòi hỏi nhiều công sức và tâm huyết.
Nhận thức được điều đó, trong nhiều năm qua, ngành giáo dục nước ta đã tập hợp được một đội ngũ đông đảo các nhà khoa học và giáo dục đã và đang nghiên cứu soạn thảo bộ chương trình cho các bậc học.
Đối với bộ chương trình và sách giáo khoa ở cấp học phổ thông, tính cập nhật và hiện đại hoá của nội dung các chương trình và sách giáo khoa đó là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, tính nặng nề, “quá tải” của nhiều chương trình dạy và học trong đó cũng là một yếu tố cần thừa nhận.
Có phải vì thế mà khắp nơi, HS và cả các thầy cô giáo vẫn không ngớt kêu ca về khối lượng học quá nặng, nhiều HS vì không theo nổi, thi không đạt yêu cầu đến nỗi phải gian lận “ngồi nhầm lớp”? Để rồi để thực hiện lệnh “nói không với ngồi nhầm lớp” của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, hàng trăm nghìn học sinh khắp cả nước phải chịu phạt xuống lớp. Đó đã là nguyên nhân chính khiến nhiều HS phải bỏ học trong vài ba tháng gần đây.
Một nền giáo dục bình đẳng và vì dân liệu có thể dửng dưng nhìn hàng vạn học sinh phải bỏ học nửa chừng như vậy được không? Rõ ràng ở đây có vấn đề quá tải của chương trình học mà ta cần tìm cách tinh giản để giải quyết.
Vấn đề tinh giản cần được xem xét đối với từng bộ môn, và do có sự liên kết giữa các bộ môn nên cũng cần được xem xét trong sự liên kết tổng thể giữa nhiều bộ môn với nhau, tức là trong tổng thể của cả chương trình học. Và từ yêu cầu tinh giản trong tổng thể một chương trình học lại dẫn đến việc cần xác định rõ mục đích học đối với chương trình đó.
Tôi có đọc tài liệu về “Chương trình đánh giá HS quốc tế” (PISA - programme for international student assessement) của Tổ chức các nước công nghiệp phát triển (OECD) đưa ra và thực hiện từ khoảng mười năm nay. Chương trình giáo dục trong trường phổ thông thường gồm rất nhiều bộ môn, nhưng các tiêu chí để đánh giá trong PISA thì, như trong kỳ thi 2006, được qui về 4 loại năng lực chủ yếu mà nhà trường phổ thông phải giáo dục cho HS là: năng lực đọc hiểu, khả năng toán học, hiểu biết về khoa học tự nhiên, và năng lực xử lý tình huống (3).
Như vậy, chất lượng học tập của một HS không phải được đánh giá bằng việc thuộc được nhiều kiến thức từ hết môn này đến môn khác, mà được đánh giá bằng việc đạt được điểm cao về 4 tiêu chí có tính tổng hợp tạo nên các năng lực hiểu biết và vận dụng kiến thức kể trên.
Giả sử trong vài năm tới, ta cũng muốn cho học sinh ta tham gia để được đánh giá theo PISA, thì chắc ta không thể tiếp tục dạy HS của ta theo cách nhồi nhét cho thật đầy bồ kiến thức mà phải cải cách chương trình để dạy HS có được, chẳng hạn, 4 loại năng lực có tính tổng hợp kể trên.
Không chấp nhận cổ phần hóa trường công!


Cổ phần hóa trường công dễ dẫn đến thay đổi mục tiêu hoạt động của trường. Ảnh: LAD
Hai vấn đề cũng đang gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây là về chủ trương tăng học phí đối với các cấp học, và vấn đề cổ phần hoá các trường đại học và cao đẳng công lập.
Theo qui định của Hiến pháp, dưới chế độ ta, học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân, giáo dục phổ cập là cưỡng bách và là miễn phí. Luật Giáo dục 2005 qui định “giáo dục tiểu học và giáo dục THCS là các cấp học phổ cập” (điều 11). Như vậy, lẽ ra không còn gì phải bàn cãi về việc không thu học phí đối với các cấp học từ THCS trở xuống ở các trường công lập.
Còn đối với các cấp học từ THPT trở lên, tôi rất hoan nghênh ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bài viết gần đây “Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà” (4): Cần nghiên cứu kỹ một chế độ học phí theo hướng không tăng mà giảm dần, tiến tới bỏ học phí ở cấp phổ thông, rồi tiến đến bỏ học phí ở cấp đại học.
Trong nhiều năm qua, tuy còn nghèo nhưng nhà nước ta đã cố gắng nhiều trong việc tăng liên tục ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo, chiếm đên 20% tổng chi ngân sách nhà nước và chiếm 9,2% GDP của cả nước, tức vào khoảng 67 ngàn tỷ đồng trong năm 2007, và dự kiến tăng lên hơn 72 ngàn tỷ đồng năm 2008.
Với nguồn kinh phí đó, và với cách chi tiêu của “con nhà nghèo” thì nếu được nghiên cứu kỹ, tôi nghĩ rằng ta hoàn toàn có thể thực hiện trong hệ thống công lập việc miễn phí đối với các cấp học phổ cập và “giảm dần tiến đến bỏ học phí ở các cấp THPT và ĐH”.
Về việc cổ phần hoá một số trường ĐH và CĐ công lập cũng vậy. Theo quy định của hiến pháp và pháơ luật, tính chất của nền giáo dục nước ta là nền giáo dục của một chế độ XHCN, nghĩa là một nền giáo dục vì công ích, có mục tiêu là đào tạo con người VN phát triển toàn diện, có nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (5).
Nhà nước có trách nhiệm tổ chức hệ thống các nhà trường (công lập) để thực hiện nhiệm vụ đó, đồng thời cũng qui định quyền của công dân được mở trường tư để cùng tham gia công việc giáo dục.
Như vậy, nhà trường công lập là tổ chức giáo dục chủ chốt của nhà nước, do nhà nước lập ra để thực hiện nhiệm vụ giáo dục công ích của quốc gia. Không thể chấp nhận việc cổ phần hoá, tức thương mại hoá, để các nhà đầu tư tư nhân có thể bằng việc góp cổ phần mà can thiệp vào việc thay đổi mục tiêu (như đưa vào mục tiêu vì lợi nhuận) và nội dung hoạt động của nhà trường được.
Nhà trường công lập có thể chấp nhận, thậm chí kêu gọi, sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân ủng hộ nhà trường, nhưng việc góp cổ phần để lập trường thì nên nhường hoàn toàn cho khối ngoài công lập!
Nhân đây tôi cũng muốn đề nghị thêm rằng nhà nước, mà cụ thể là Bộ GD-ĐT, cần sớm có các văn bản qui định vị trí, chức năng, và qui chế hoạt động cho các nhà trường ngoài công lập để các trường đó được hưởng các quyền lợi chính đáng, đồng thời có những đóng góp tích cực của mình vào sự nghiệp giáo dục chung.
• Phan Đình Diệu
________________________________________
1. Xem Luật Giáo dục 2005.
2. Xem website http://www.pisa.oecd.org/document, đặc biệt về kỳ thi của PISA năm 2006.
3. Bài đã đăng trong báo Tuổi trẻ, và được đăng lại trong tập “Những vấn đề giáo dục hiện nay. Quan điểm và giải pháp”, trang 11-21, NXB Tri thức, Hà Nội 2007.
4. Xem Nguyên Ngọc. Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi ra bằng con đường nào? và Lại xôn xao chuyện triết lý giáo dục, trong tập “Những vấn đề giáo dục hiện nay. Quan điểm và giải pháp”, trang 261-281, NXB Tri thức, Hà nội, 2007
5. Xin tham khảo tài liệu qua các website của PISA và Finland trên Internet; về tài liệu bằng tiếng Việt, có một bài giới thiệu rất hay và chứa nhiều thông tin của tác giả Nguyễn Thành Huy với đầu đề “PISA và Giáo dục Phần Lan”, tôi không rõ đã đăng ở đâu, nhưng tôi nghĩ rằng có thể tìm đọc được bằng cách liên hệ với tác giả qua địa chỉ email: huy.finland@gmail.com .

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2010

Tuyển chọn các bài hát mừng ngày nhà giáo Việt Nam

Sắp đến ngày 20-11 rồi, xin gửi tặng các bạn một số bài hát hay mừng ngày NGVN. Chúc vui vẻ.

link mình đã update lại -bằng mediafire.com các bạn chịu khó down nhé
list bài gồm
Quote:






Áo dài ơi ver mây trắng

áo dài ơi

áo dài ơi thanh thảo

Bạn tôi _quang Linh

bài học đàu tiên

bông hông tặng cô

cho bạn cho tôi

góc phố dịu dàng

hoa học trò m4u

hoài niệm thân thương

khi tóc thầy bạc

khoảng lặng phía sau thầy

khúc nhạc xưa

kỉ niệm mái trường thùy chi

kỉ niệm thân thương

kí ức tuổi thơ

lời thầy cô

mong đợi ngậm ngùi

mùa hè yêu thương

nắng sân trường

ngồi lại bên nhau

người thầy năm xưa

người thầy cẩm ly

nhớ trường xưa

nhớ ơn thầy cô

những người bạn thân

nhưng nụ cười trở lại

ôi tuổi thơ

quê hương tuổi thơ tôi

tháng năm học trò

tiễn bạn lên đường

tình bạn phương uyên

tình bạn mây trắng

tình thơ mây trắng

trường xưa yêu dấu

tình bạn online

you and me


sẽ còn update thêm - mái trường xưa của vietleo feat phuong anh hay hoài niêm thân thương của linkent nhưng chưa tìm thấy để về tìm lại đã





dowwnload




Các ca khúc hay cho ngày 20/11

“Người thầy” – Cẩm Ly

Những ca khúc đầy ý nghĩa cho ngày 20/11



Một bản hit mà có lẽ các teens Việt đã quá quen thuộc qua giọng ca của Cẩm Ly. Giai điệu trữ tình, nhẹ nhàng, kèm với những lời thoại dẫn thật xúc động, cùng giọng hát mộc mạc của chị 4 đã giúp “Người thầy” nhanh chóng trở thành một trong những ca khúc được nghe nhiều nhất không chỉ trong ngày Lễ Nhà Giáo Việt Nam, mà còn cả những dịp chia tay khi mỗi mùa hè đến.


“Lời thầy cô” – nhóm 1088

Những ca khúc đầy ý nghĩa cho ngày 20/11


Dù đã tan rã hơn 6 năm nhưng ca khúc “Lời thầy cô” qua phần thể hiện của 5 chàng trai của boysband đình đám 1088 vẫn nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của các bạn trẻ. Đặc biệt là trong các chương trình ca nhạc văn nghệ chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam của các bạn học sinh – sinh viên, ca khúc này cũng trở thành một trong những chọn lựa số 1 của các teens nhà mình đấy nhé!


“Ngày đầu tiên đến trường” – Mỹ Tâm



Kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường với những bở ngỡ trước một môi trường mới, rồi được thầy cô dìu dắt chắc chắn chúng ta ai cũng đã từng trải qua rồi nhỉ? Nói về chủ đề đó, nhưng hơn thế nữa, ca khúc “Ngày đầu tiên đến trường” qua tiếng hát của chị Myta nhà mình, còn tỏ lòng biết ơn của những ai đã từng cắp sách đến trường đối với thầy cô của mình nữa cơ! Sẽ rất ý nghĩa nếu bạn chọn ca khúc này để gửi tặng những thầy cô lớp 1 của mình đấy!


“Những nụ cười trở lại” – Hiền Thục




Những cảm xúc sau khi trở lại mái trường mình đã học sau 10 năm xa cách được Hiền Thục diễn tả trong “Những nụ cười trở lại” thật xúc động và đầy ý nghĩa.


“Nhớ ơn thầy cô” – Mắt Ngọc




Với giai điệu trẻ trung, vui tươi, cùng phần lời ý nghĩa, ca khúc “Nhớ ơn thầy cô” không chỉ “ghi điểm” với các Teens, mà ngay cả các Xì-ta cũng “bồ kết” lắm lắm. Bằng chứng là Minh Hằng đã bật mí với chúng tớ là chị í đã từng rất thích và chọn ca khúc này để mang đi “thi thố” văn nghệ khi còn đi học. Và kết quả là bé Heo nhà mình đã giành luôn giải Nhất đấy nhé!


Và vẫn còn rất nhiều ca khúc ý nghĩa khác dành tặng cho những thầy, cô đã suốt đời tận tụy dìu dắt những học trò thân yêu của mình. Hãy dành tặng một ca khúc ý nghĩa nhất dành cho thầy, cô của mình, bạn nhé!

Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam



Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày tôn sư trọng đạo nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.

Lịch sử:
Tháng 7, năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là F.I.S.E (Viết tắt của cụm từ tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục).

Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Vácxava (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953, đã quyết định, trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Vácxava, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam năm 1958. Những nǎm sau đó, ngày lễ này được tổ chức ở các vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến.

Khi Việt Nam thống nhất, ngày 20 tháng 11 đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam"..

Nội dung quyết định số 167-HĐBT:


Điều 1: Từ nay hàng nǎm sẽ lấy ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam.
Điều 2: Để ngày 20-11 có ý nghĩa thiết thực hàng nǎm từ tháng 10 các cấp chính quyền và toàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấp tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và nǎng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình.
Điều 3: Việc tổ chức ngày 20-11 hàng nǎm do Uỷ ban Nhân dân và Hội đồng các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thǎm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích. Việc tổ chức này nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Điều 4: Trong ngày 20-11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.

Gửi tặng quý thầy cô một ca khúc rất nhiều cảm xúc của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy, ca khúc "Người thầy" do ca sĩ Cẩm Ly thể hiện.


Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2010

Hướng dẫn cách đăng kí thành viên để đăng bài lên website

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ website: http://taphuangiaovien2010.co.cc
Bước 2: Nhấn vào nút "Theo dõi" có kèm logo của google
Một trang web khác hiện ra, yêu cầu bạn đăng nhập bằng một tài khoản như google hoặc yahoo…
Bước 3: Nhấn vào một biểu tượng (ví dụ như Google chẳng hạn)
Bước 4: Chương trình đưa bạn tới 1 cửa sổ đăng nhập. Bạn hãy đăng nhập bằng địa chỉ email của bạn giống như khi bạn đăng nhập vào gmail để gửi và nhận email ấy.
Bước 5: Sau khi đăng nhập xong, bạn sẽ thấy một trang web khác với tên tài khoản google của bạn và dòng chữ "Theo dõi blog này". Hãy nhấn chuột vào dòng chữ ấy.
Bước 6: Sau khi chương trình xử lí dữ liệu xong, bạn nhấn chuột vào chữ ""Đã xong". Các bước đăng kí đã thành công.
Công việc còn lại của bạn là chờ người quản lí website cấp quyền đăng bài cho bạn và bạn có thể gửi bài lên trang web.
Để được trợ giúp thêm và cấp quyền đăng bài, hãy liên hệ: Nguyễn Danh Hoàng, email: hnguyendanh@gmail.com
ĐT: 0943058218.

Địa chỉ để tải tất cả các file phục vụ cho 2 đợt tập huấn

Do hiện tượng gửi tài liệu lên địa chỉ email chung thường xuyên bị xóa, các thầy cô ở nhiều đơn vị không tải được tài liệu để triển khai tập huấn tại địa phương, chúng tôi đã lập nên website này để tránh tình trạng xóa tài liệu dùng chung. Xin mời các thầy cô có nhu cầu truy cập vào địa chỉ sau để tải tài liệu về máy:
http://www.mediafire.com/myfiles.php#6,1

Cách tải:
Khi bạn kick vào link trên, bạn sẽ mở ra một trang web, đây chính là trang để tải tài liệu bạn cần. Trước hết trang này sẽ quét để kiểm tra tính an toàn của file (VD như kiểm tra xem có bị nhiễm virus không) Lúc này trang web sẽ hiện thông báo Processing download request… :

mediafire1.JPG

Điều này chỉ lấy đi của bạn tầm 10 giây là tối đa mà thôi. Sau khi quét xong (”Processing download request…“) Sẽ có một link hiện ra với tiêu đề màu xanh: Click here to start download..

mediafire2.JPG

Công việc của bạn bây giờ đơn giản là kick trái chuột vào link này để bắt đầu tải tài liệu. Với đường link này, bạn có thể sử dụng các chương trình hỗ trợ download để tải cho nhanh (IDM, Flashget…), hoặc không có các chương trình hỗ trợ kia thì cũng chẳng sao.
Trường hợp bạn thấy kiểm tra file quá lâu, bạn nên refresh lại bằng cách nhấn phím F5 từ bàn phím, vì có thể có lỗi khi kiểm tra. (Không gì là hoàn hảo mà). Với một vài thủ tục nhỏ, bạn có thể dễ dàng tải mọi thứ từ mediafire.com Một mạng chia sẻ cho phép ta sử dụng đường link trực tiếp để tải bằng các công cụ hỗ trợ download rất đơn giản và tiện dụng, đặc biệt là hoàn toàn... miễn phí.
Chúc các bạn thành công !

Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2010

Người Mĩ dạy bài "Cô bé Lọ Lem" như thế nào ?

Thầy giáo bắt đầu giờ học văn bằng Chuyện Cô bé Lọ lem. Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.
Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?
Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ lem Cinderella ạ, và cả hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.
Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?
HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm!
Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ).
Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy!
HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.
Thầy: Vì sao thế?
HS: Vì …vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.
Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.
Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội?
HS: Vì có cô tiên giúp ạ, cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.
Thầy: Đúng, các em nói rất đúng! Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?
HS: Đúng ạ!
Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không ?
HS: Không ạ!
Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt.
Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?
HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.
Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử?
HS: Chính là Cinderella ạ.
Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cản trở Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào
HS: Phải biết yêu chính mình ạ!
Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?
HS: Đúng ạ, đúng ạ!
Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không ?
HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.
Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô bé Lọ lem) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này trong số các em có ai muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?
Tất cả học sinh vỗ tay reo hò hoan hô


1. Thật đáng buồn cho cách dạy của chúng ta...”
2. Bài báo trên để lại trong tôi một ấn tượng mạnh hơn bất cứ lời bình nào về nền giáo dục của nước Mỹ.
3. Người thầy giáo trong bài báo ấy chẳng khác một thiên thần. Ông đem lại cho lũ trẻ lòng công bằng, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tư duy lý tính, ý nghĩa của cuộc đời… Với cách giáo dục như thế, sao mà lũ trẻ không có tình thương, sao mà chúng còn chịu sự ràng buộc và hạn chế của những điều này khoản nọ nào đấy?
4. Tôi bỗng nhớ lại hồi học trung học, thầy giáo có tổ chức cho chúng tôi học tập tấm gương Lại Ninh.
5. Chuyện Lại Ninh như sau: "Ngày 13 tháng 3 năm 1988, thiếu niên Lại Ninh 14 tuổi bỗng phát hiện thấy có đám cháy trong rừng, anh liền tức tốc chạy tới chỗ cháy và cầm lấy một cành cây hăng hái quên mình dập lửa. Tuy các đội viên đội chữa cháy từng khuyên mọi người chớ chạy đến gần đám lửa, nhưng vì không đành lòng nhìn thấy tài sản của Nhà nước bị thiệt hại, Lại Ninh vẫn tiếp tục dập lửa. Sau cùng đám cháy rừng bị dập tắt, hơn 3500 mẫu rừng được cứu thoát, trạm vệ tinh chuyển tiếp truyền hình trong rừng và nhà kho của công ty dầu lửa cũng bình yên vô sự. Sáng hôm 14, người ta tìm thấy xác Lại Ninh trong đống tro rừng. Tay phải anh vẫn còn nắm chặt cành cây, mặt hướng lên đồi, cặp kính cận thị văng đâu mất, tay trái bám lấy mặt đất, chân phải ở tư thế leo lên đồi. Lại Ninh đã vĩnh biệt chúng ta nhưng tinh thần của anh mãi mãi còn sống với chúng ta. Anh là tấm gương để chúng ta học tập noi theo! Anh mãi mãi là niềm kiêu hãnh của chúng ta!"
6. Lại Ninh là một thiếu niên tốt và có tinh thần quý trọng của công rất cao. Thế nhưng tại sao chúng ta không dạy dỗ trẻ em cách phòng tránh khi có cháy rừng mà lại khuyến khích các em chạy tới đám cháy? Có “tài sản Nhà nước” nào quý hơn tính mạng con người chăng? Những người thân của Lại Ninh sẽ phải chịu đựng nỗi đau như thế nào vì chuyện ấy? Còn có cách giáo dục nào thiếu đạo đức hơn lối dạy trẻ em như thế không? Nhất là ngày nay, trong khi một lũ quan tham ra sức chiếm đoạt “tài sản Nhà nước” thì ta vẫn tiếp tục dạy dỗ các em hy sinh thân mình để bảo vệ một loại tài sản nào đó, thử hỏi đạo trời ở đâu?
7. Tại nước Mỹ, khi xảy ra nguy hiểm, các thầy cô giáo bao giờ cũng khuyên răn học trò rời xa ngay nơi đó và hướng dẫn chúng rất tường tận cách tránh né. Họ hiểu rằng tính mạng giữ được thì lại có thể làm ra tài sản… Cách giáo dục của chúng ta thì có thể đưa bao nhiêu thanh thiếu niên ưu tú đi tới chỗ chết!
8. Thế nhưng trước đây tôi đâu có biết đạo lý ấy. Tôi từng mong muốn mình cũng được như Lại Ninh liều thân chữa cháy, dẫu có hy sinh trong đám lửa thì cũng không quản ngại. Cho tới năm học lớp 12, tôi được một thầy giáo trẻ dạy môn sử có lương tri bảo ban cho dần dần hiểu rõ thực chất của nhiều vấn đề, từ đó tôi bắt đầu suy nghĩ sâu sắc. Sau khi trở thành nhà báo, đi nhiều thấy nhiều, tôi dần dần hiểu ra rằng tính mạng con người, tình thương yêu, lòng khoan dung và niềm tin mới là thứ đáng quý nhất.
9. Kiểu giáo dục khuyên bảo lũ trẻ con ấu trĩ xông vào cứu cái gọi là “tài sản Nhà nước” ấy thật đáng trách, ngay cả loài cầm thú cũng chẳng làm thế. Tất cả mọi thứ vật chất đều có thể làm lại, riêng sinh mạng thì không thể.
10. Cách giáo dục ấy hủy hoại lũ trẻ từ nhỏ, xóa bỏ thiên tính của chúng, ươm trồng hạt giống tính nô lệ. Ngay từ ở nhà trẻ, có cô giáo đã quyết định thái độ đối xử với từng cháu tùy theo bố mẹ cháu chức vụ cao hay thấp, giàu hay nghèo; ngay từ tuổi ấy chúng đã dần dần học được cách lấy lòng cô giáo. “Nô tính” ấy thâm căn cố đế tới mức sau này có người leo lên địa vị lãnh đạo rồi mà vẫn còn giữ thói cũ, thậm chí còn nặng hơn. Thấy khách nước ngoài thì cung kính vâng vâng dạ dạ; thấy quần chúng bình thường thì nạt nộ ra oai… Thật là đáng buồn làm sao!
11. Chế độ giáo dục xóa bỏ lương tri, tính người, hủy hoại tình thương yêu, trau dồi nô tính và tính phục tùng, gạt người nghèo ra khỏi ghế nhà trường chẳng những chỉ đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo mà còn hủy hoại tiền đồ của một dân tộc. Nếu không thấy rõ sự khác biệt giữa chúng ta với người Mỹ ngay từ cách giáo dục trẻ em, nếu không cải tổ nền giáo dục mà cứ phát triển theo kiểu giết gà lấy trứng như thế này thì chúng ta sẽ mãi mãi chẳng đuổi kịp người Mỹ và con cháu chúng ta sau này sẽ phải trả giá đau khổ cho cách tăng trưởng kinh tế này.

Chiếc bình nứt

Một câu chuyện rất hay về một chiếc bình chả có giá trị gì. Quả thực, giá trị không nằm ở bề ngoài. Giá trị thể hiện ở những gì mà người ta có thể làm được. Và đôi khi, giá trị nằm ở sự đánh giá chính xác của con người.
Chiếc bình nứt nhưng mang lại những vẻ đẹp thanh cao...
http://www.mediafire.com/?mwdbh32ncbddf

Thứ Năm, 4 tháng 11, 2010

Đôi chân kì diệu vượt lên số phận

Em Lê Thị Thắm - HS lớp 7B trường THCS Đông Thịnh (năm học 2010 - 2011) là HS bị tật bẩm sinh, em không có hai tay nhưng em có thể dùng hai chân của mình trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là trong học tập. Em dùng chân để viết, vẽ và thêu thùa... Đôi chân kì diệu đã giúp em dệt nên những ước mơ trong cuộc sống.
Quý vị hãy động viên, chia sẻ khó khăn cùng em qua địa chỉ: Lê Thị Thắm, lớp 7B trường THCS Đông Thịnh - Đông Sơn - Thanh Hóa.





Chuyện ngụ ngôn viết lại: Thỏ và rùa

Chuyện ngụ ngôn viết lại: Thỏ và rùa (Hay bài học về làm việc theo nhóm)


Chắc hẳn trong chúng ta không ai còn lạ lẫm với câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop "Ràu và thỏ". Chú thỏ nhanh nhẹn nhưng kiêu ngạo đã thua cuộc một cách thame hại trước chú rùa chậm chạp nhưng kiên nhẫn... Câu chuyện đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất sâu sắc, lớn lên cùng biết bao thế hệ độc giả.
Ngày nay, vẫn còn những câu chuyện xoay quanh rùa và thỏ, tuy nhiên ý nghĩa triết lí còn sâu sắc hơn. Hãy tiếp tục suy ngẫm những triết lí về cuộc sống, về công việc qua phần tiếp theo của câu chuyện quen thuộc này...
Tải file pps tại đây

Tài liệu tập huấn chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn THCS

PHẦN I.
A. THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG ( CKTKN ).
I. Mục đích của việc thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng.
 Là đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KTKN tạo nên sự thống nhất trong cả nước; góp phần khắc phục tình trạng dạy dưới và quá tải trong giảng dạy và học tập. Hạn chế việc dạy thêm và học thêm.
II. Khái niệm
1.Chuẩn: Là những yêu cầu, tiêu chí tuân thủ những nguyên tắc nhất định  để dung làm thức đo đánh giá hoạt động dạy và học.
2.Chuẩn  KT, KN của môn học?
Là yêu cầu cơ bản tối thiểu về kiến thức kĩ năng của môn học mà HS cần đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức ( Mỗi bài học, mỗi chủ đề, chủ điểm ). Mỗi yêu cầu về KT-KN phải được cụ thể, chi tiết hơn bằng những yêu cầu cụ thể, tường minh hơn…
II. Các mức độ về TK-KN.
Kiến thức kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực và trí tuệ của HS từ mức độ đơn giản đến phức tạp, nội dung bao hao hàm cá mức độ khác nhau.
1.     Về kiến thức:
Mức độ cần đạt về kiến thức được xác định theo 6 mức độ: nhận biết, thong hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sang tạo.
a.Nhận biết: là nhớ lại các dữ liệu, những thông tin đã có trước đây, ghi nhớ, tái hiện lại ….
b.Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, giải thích được, chứng minh được.
c.Vận dụng: Là khả năng sử dụng kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới như vận dụng để nhận biết ( Vận dụng đặc điểm của danh từ để xác định danh từ, tính từ, động từ…) vận dụng để giải quyết vấn đề nào đó ( VD vận dụng….)
d.Phân tích: Là khả năng phân chia thông tin thành các thành phần thông tin sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiêt lập mối liên hệ phụ thuộc nhau giữa chúng. ( VD: Khái niệm truyền thuyết, HS biết phân tích thành các ý nhỏ…
e. Đánh giá: là khả năng xác định những giá trị tư tưởng, bình xét, nhận định một giá trị tư tưởng, một ND, kiến thức nào đó. ( HS đánh giá hành động của nhân vật, bình một chi tiết nghệ thuật…
g.Sáng tạo: Là khả năng xắp xếp, thiết kê lại thông tin, khai thác bổ sung từ nguồn tư liệu mới để sang tạo một mẫu hình mới ( VD:…. ).
2. Các mức độ về kĩ năng: Biết vận dụng những kiến thức đã họcđể trả lời câu hỏi, giải các bài tập, làm bài thực hành, Kĩ năng đựoc xác định ở 3 mức độ
a.Thực hiện được
b.Thực hiện thành thạo.
c.Thực hiện sáng tạo.
* Yêu cầu về việc thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng:
          - Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng là tài liệu mang tính pháp lí bắt buộc GV nhà quản lí ở trên mọi vùng miền của đát nước, mọi đối tượng phải thực hiện theo. SGK, SGV chỉ là tài liệu để tham khảo ( VD Mục tiêu, KT-KN trong SGV chỉ để tham khảo ).
Tải tài liệu tại đây

Chào mừng quý thầy cô ghé thăm trang web này...

Trước hết, chúng tôi xin gửi lời chào trân trọng và nồng nhiệt nhất đến quý thầy cô ghé thăm Blog này...
Đây là trang web phi thương mại, được thành lập bởi thầy giáo Nguyễn Danh Hoàng, GV trường THCS Hà Thanh - Hà Trung - Thanh Hóa, cốt cán chuyên môn môn Ngữ văn của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa.
Kính thưa quý thầy cô !
Trong những năm qua, ngành Giáo dục của chúng ta đã có những bước chuyển mình đáng kể, khắp nơi trên đất nước ngày càng có nhiều những tấm gương thầy cô giáo và học sinh đang ngày đêm ra sức thi đua dạy tốt, học tốt, góp phần xây dựng tương lai nước nhà. Những kết quả đó đã đáp ứng phần nào lòng mong mỏi của phụ huynh, học sinh và nhiều bậc tiền bối đi trước... Các thế hệ thầy cô giáo và học sinh ngày nay càng nhận thức rõ trọng trách đặt trên đôi vai của mình.
Nâng cao chất lượng dạy học là điều mong muốn của cả xã hội, trong đó có các thầy cô giáo và các em học sinh. Xuất phát từ thực tế đó, tôi xin lập ra website này để cùng thầy cô, quý vị phụ huynh và các em học sinh cùng nhau chia sẻ vốn sống, kinh nghiệm giảng dạy và học tập để cùng nhau góp sức làm đẹp thêm trang sử vàng truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam nói chung, tỉnh Thanh nói riêng.
Xin một lần nữa chào mừng và cảm ơn những lời chia sẻ, góp ý quý báu của mọi người...